Hà Nội: Quỹ đất dành cho cây xanh, hạ tầng chưa đảm bảo


Để đạt được quan điểm thành phố ‘xanh’, cần có bài toán quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm hiện tại. Hiện nay, tỷ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2m2/người; trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt, tỷ lệ cây xanh đô thị tối thiểu khoảng 6 – 7m2/người. Như vậy, quỹ đất dành cho cây xanh cần tăng lên để đạt được tiêu chí này.


Hiện nay, tỷ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2m2/người; trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt, tỷ lệ cây xanh đô thị tối thiểu khoảng 6 – 7m2/người. Ảnh: Khánh Huy


Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.359,82 km2. Dân số 8,4 triệu người, với 30 đơn  vị hành chính quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn; là một trong 17 Thủ đô lớn nhất của thế giới, là “trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước”.
Để đạt được quan điểm thành phố “xanh”, cần có bài toán quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm hiện tại
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và vị trí địa chiến lược của Thủ đô cho sự phát triển toàn diện, bền vững của địa phương, làm cơ sở cho việc quản lý và đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội, việc lập quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội là cần thiết có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và sự phát triển ổn định bền vững của địa phương và cả nước.
Để đạt được quan điểm thành phố “xanh”, cần có bài toán quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm hiện tại. Hiện nay, tỷ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2m2/người; trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt, tỷ lệ cây xanh đô thị tối thiểu khoảng 6 – 7m2/người. Như vậy, quỹ đất dành cho cây xanh cần tăng lên để đạt được tiêu chí này. Tại các khu vực ngoại thành, quỹ đất còn nhiều, nhưng lại ưu tiên cho phát triển khu đô thị, trong khi quỹ đất dành cho cây xanh, hạ tầng chưa đảm bảo. PGS.TS. Phạm Tuấn Anh – Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải kiến nghị khi phê duyệt các dự án khu đô thị mới, mật độ cây xanh, hạ tầng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu nêu trên.
Yếu tố “thông minh” trong định hướng Quy hoạch Thủ đô chưa được làm rõ. “Thông minh” ở đây có thể hiểu là hạ tầng giao thông thông minh, kết nối đô thị thông minh hay quản lý bằng các giải pháp số hóa thông minh… Cần làm rõ mục tiêu đạt được trong thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các mức độ thông minh đạt được của từng giai đoạn. Từ đó sẽ có chủ trương, phân bổ nguồn vốn cho phù hợp với từng giai đoạn đó, và sau này sẽ ráp nối tổng thể thành một hệ thống đồng bộ, hiện đại. Một lưu ý là có thể số hóa thông tin công trình ngay trong giai đoạn lập, hoàn thiện các dự án cấp mới để có cơ sở xây dựng dữ liệu số cho toàn bộ đô thị.
Quan điểm “Xây dựng Hà Nội là trung tâm hội nhập quốc tế, thành phố kết nối toàn cầu” cần dựa trên nền tảng kết nối giao thông, du lịch và trung tâm tài chính/văn hóa. Cần xác định rõ thế mạnh của Hà Nội khi muốn trở thành trung tâm hội nhập. Nếu là trung tâm du lịch, văn hóa, cần trọng tâm đến giữ gìn, trùng tu các di sản, các công trình văn hóa, các di sản phi vật thể để làm điểm nhấn. Trên thế giới, nhiều thành phố văn hóa gần như không có sự thay đổi về quy hoạch/kiến trúc so với 100 năm trước đây như: Praha (Cộng hòa Séc), Paris (Cộng hòa Pháp), London (Vương quốc Anh)…
Đề xuất 5 luận điểm về tổ chức không gian
Những thành phố như vậy thường có sự thu hút bởi tính chất đặc trưng, di sản từ nhiều đời. Quay lại với Hà Nội, việc kết nối quốc tế hiện vẫn thông qua sân bay quốc tế Nội Bài và trục Nhật Tân – Nội Bài. Có thể thấy rõ, trục Nhật Tân – Nội Bài hiện đã bắt đầu quá tải. Trong tương lai, nếu phát triển quá nhiều khu vực đô thị/hành chính dọc theo trục này về phía bên kia sông Hồng, việc kết nối giữa khu vực sân bay về nội đô sẽ rất khó khăn. Cũng giống như TP Hồ Chí Minh hay Tokyo (Nhật Bản), việc sớm muộn phải phát triển thêm một sân bay giảm tải cho Nội Bài sẽ là một bài toán cần đặt ra trong thời gian ngắn.



Liên quan đến “Quan điểm về tổ chức không gian”, Đề cương “Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030” đưa ra 5 luận điểm về tổ chức không gian. Ảnh: Khánh Huy


Liên quan đến “Quan điểm về tổ chức không gian”, đưa ra 5 luận điểĐề cương “Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030” m về tổ chức không gian: 2 thành phố trực thuộc Thủ đô; 3 tuyến hành lang kinh tế; 4 không gian chú trọng phát triển; 5 trục phát triển quan trọng; 5 tuyến vành đai đô thị, cùng với các trục giao thông hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị sẽ tạo nên các không gian phát triển mới của Thủ đô.
PGS.TS. Phạm Tuấn Anh cho rằng, nên tập trung phát triển nông nghiệp theo xu hướng trọng tâm:
Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch (hữu cơ); thành lập các trung tâm cung ứng thực phẩm tươi sống đã qua sơ chế và lương thực đặc sản, cung ứng hoa quả, cây cảnh và sinh vật cảnh dùng trong vùng và xuất khẩu;
Sản xuất được tổ chức mở rộng thành trang trại có quy mô diện tích lớn để nâng cao năng suất và cạnh tranh;
Nâng cao giá trị của đất nông nghiệp để cạnh tranh với đất ở, bất động sản. Nếu không, dưới áp lực của lợi nhuận bất động sản, phần lớn người dân sẽ bán đất và không còn tâm huyết với sản xuất nông nghiệp.
Trọng tâm trong sự phát triển của Thủ đô nên đi về hướng công nghệ, do đặc thù hướng công nghệ là hướng đầu tư bền vững và phù hợp với người Việt Nam. Từ trọng tâm này, có thể xác định được mục tiêu giáo dục, đào tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hướng đi này, tập trung ở Thành phố phía Tây. Hiện nay, các quốc gia từng chỉ là nước phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, đang từng bước vươn lên ở mạng công nghệ. Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong tăng trưởng ở lĩnh vực này. Hơn nữa, lĩnh vực công nghệ không đòi hỏi phải đầu tư máy móc thiết bị lớn như công nghiệp sản xuất, hay vốn lớn như trung tâm tài chính, nên có thể là hướng đi thành công của Thủ đô.
Muốn tạo động lực đột phá cho Thủ đô, các cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi theo chiều hướng nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, giảm tập trung dân cư trong nội đô và kết nối giao thông thuận lợi giữa các cực tăng trưởng. Hiện nay, quy hoạch Thủ đô sau nhiều năm điều chỉnh, cấp phép tràn lan đã trở nên khó điều chỉnh, tập trung phân bổ nguồn lực, cư dân không đều và là sự cản trở rất lớn cho sự phát triển dài hạn của Thủ đô. Do đó, đề xuất Đề án quy hoạch phải có sự ổn định trong dài hạn, thực hiện nghiêm túc quy hoạch được phê duyệt để Đề án đạt được thành công.

Dương Quyên

Nguồn dẫn: https://baomoi.net.vn/c/47140725.epi